Thông tin thị trường lao động Hàn Quốc
Thông tin thị trường lao động Hàn Quốc
Hợp tác cung ứng và sử dụng lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc được bắt đầu từ năm 1993 và được thực hiện theo 4 hình thức:
a. Cung ứng tu nghiệp sinh (TNS): công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và thuỷ sản;
b. Cung ứng thuyền viên đánh cá cho các tàu cá Hàn Quốc;
c. Cung cấp lao động theo Luật tiếp nhận lao động nước ngoài (EPS);
d. Cung cấp lao động kỹ thuật cao theo chương trình thẻ Vàng.
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, Chương trình tu nghiệp sinh chính thức bị huỷ bỏ, những lao động đã đi theo Chương trình tu nghiệp sinh hiện đang làm việc tại Hàn quốc sẽ được chuyển sang hình thức lao động.
Như vậy hiện nay chỉ còn 3 hình thức cung ứng lao động cho Hàn quốc
Lao động đi làm thuyền viên tàu cá
I. Lao động đi theo Chương trình Cấp phép làm việc (EPS)
Các nước đã ký Bản Ghi nhớ (MOU) với Hàn Quốc mới được cung cấp lao động theo Chương trình EPS. Cơ quan phái cử và cơ quan tiếp nhận đều là các tổ chức công hoạt động dựa trên ngân sách nhà nước. Chương trình EPS làchương trình phi lợi nhuận. Lao động EPS được hưởng các chế độ như người lao độngbản địa: được tăng lương mỗi năm 1 lần theo quy định của chính phủ Hàn Quốc, đượchưởng các chế độ bảo hiểm.
Kể từ tháng 8 năm 2005, tất cả lao động muốn sang làm việc tạiHàn Quốc phải thi đỗ kỳ kiểm tra tiếng Hàn do Bộ Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao động Việt Nam tổ chức. Việt Nam và Hàn Quốc ký Bản Ghi nhớ đầu tiên vào ngày 01/6/2004. Tháng 8/2008, 2 nước đã ký lại Bản Ghi nhớ.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, làm việc tại Hàn Quốc, người lao động có thu nhập ổn định, bình quân từ 900 – 1.100 USD/người/tháng, nếu chịu khó làm thêm giờ, nhiều người còn có thu nhập cao hơn.
Tỷ lệ thí sinh Việt Nam đỗ các kỳ thi tiếng Hàn thường rất cao. Trong các kỳ thi gần đây, tỷ lệ đỗ vào khoảng 90%. Điểm chuẩn hiện nay là 80 điểm cho tổng số 2 môn thi nghe và viết. Đã có gần 35.000 lao động được đưa đi làm việc ở Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Tổng số lao động Việt Nam đang ở Hàn Quốc là khoảng 36.400 lao động đang làm việc hợp pháp.
II. Lao động đi làm thuyền viên tàu cá
Thuyền viên xa bờ: Mức lương của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu đánh cá Hàn Quốc hiện nay khoảng 220-280USD/Tháng+ Thuyền viên đánh bắt gần bờ: So với mức lương của thuyền viên đánh bắt xa bờ, thuyền viên đánh bắt gần bờ có mức lương cơ bản khoảng 1.100.000Won/Tháng (tương đương 980USD theo tỉ giá hiện nay). Thời hạn hợp đồng của người lao động là 3 năm, có thể gia hạn thêm 2 năm. Công việc chủ yếu là đánh bắt hải sản gần bờ, vá lưới…
III. Lao động kỹ thuật cao
Năm 2004, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ký Thoả thuận hợp tác với Tổ chức KOTEF để thực hiện Chương trình Thẻ vàng, tuyển chọn và đưa lao động có tay nghề kỹ thuật sang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực kỹ thuật như Công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ na-nô, công nghệ vật liệu mới… Tuy nhiên số lượng lao động kỹ thuật cao đi làm việc tại Hàn Quốc chỉ có trên 200 kỹ sư, chuyên gia.
Hàn Quốc có nhu cầu cao tiếp nhận lao động nước ngoài để phục vụ nhu cầu phát triển trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chế tạo. Hiện nay, ta có khoảng trên 50.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc.
THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Điện thoại: 04 3782 3961 – 0976 737 734 (Mr. Cường)
Email: cuongdm@letco.vn